Sẹo không còn bất trị với 3 loại kem trị sẹo giúp da láng mịn
Sau AFF Cup 2024, CLB Hà Nội đón những nhà vô địch như Thành Chung, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Hai Long và Tuấn Hải trở về. Những tuyển thủ đội tuyển Việt Nam đều có phong độ tốt ở AFF Cup, hứa hẹn giúp CLB Hà Nội nâng tầm sức mạnh, hướng đến chặng đường tiếp theo ở Cúp quốc gia và V-League. Tuy nhiên, ngoài Xuân Mạnh, HLV Lê Đức Tuấn đã không điền tên 4 cầu thủ còn lại vào danh sách thi đấu ở vòng 1/8 Cúp quốc gia, gặp CLB Đồng Tháp. Dù vậy, với việc được thi đấu trên sân nhà Hàng Đẫy và chỉ phải gặp đội bóng đang chơi ở hạng nhất nên giới chuyên môn dự đoán CLB Hà Nội sẽ có trận đấu dễ thở.Đúng như những nhận định, CLB Hà Nội đã thể hiện sự vượt trội, tạo ra sức ép lớn về phía khung thành CLB Đồng Tháp trong hiệp 1. Theo thống kê của chuyên trang Sofascore, CLB Hà Nội cầm bóng gần 75% và tung ra đến 10 cú sút - gấp 5 lần những gì mà CLB Đồng Tháp làm được. Tuy nhiên, sự chính xác là điều mà CLB Hà Nội không có ở hiệp 1, khiến họ bị Đồng Tháp cầm chân 0-0.Ngay sau tiếng còi khai cuộc, CLB Hà Nội đẩy cao đội hình tấn công. Ở cánh phải, nơi có sự xuất hiện của bộ đôi Văn Xuân và Văn Kiên trở thành hướng tấn công chính. Cặp đôi này liên tục chồng biên và thực hiện những đường tạt bóng nguy hiểm, khiến hàng thủ Đồng Tháp vất vả cản phá.Trong khi đó, ở khu vực trung tuyến, Hùng Dũng thể hiện tốt vai trò cầm nhịp và mở ra những đường chuyền thuận lợi cho hàng tiền đạo. Dù vậy, khi được trao cơ hội, những chân sút như Văn Quyết, Văn Tùng hay Văn Trường đều sút bóng ra ngoài hoặc không chiến thắng được thủ thành Thanh Tuấn của CLB Đồng Tháp.Ở chiều ngược lại, CLB Đồng Tháp chơi co cụm để bảo toàn mành lưới. Đội bóng của HLV Phan Thanh Bình lùi sâu đội hình và cũng không vội vàng phản công nhanh mỗi khi giành được bóng. Đại diện đất sen hồng chỉ có 2 cú sút về phía khung thành của Văn Hoàng nhưng cũng đưa bóng ra ngoài.Thế trận hiệp 2 không có nhiều thay đổi khi CLB Hà Nội vẫn là đội kiểm soát hoàn toàn thế trận. Đội bóng của HLV Lê Đức Tuấn đẩy cao nhịp độ và triển khai đa dạng các mảng miếng tấn công. Dù vậy, cũng giống hiệp 1, đội chủ bế tắc và không thể xuyên thủng được hàng thủ dày đặc, chơi lăn xả của CLB Đồng Tháp.Khoảng thời gian cuối trận, CLB Hà Nội không còn duy trì được sức ép như trước đó. Phía đối diện, CLB Đồng Tháp vẫn giữ cự ly đội hình tốt và có một số tình huống lên bóng đáng chú ý. Đáng tiếc, các chân sút của Đồng Tháp như Vũ Linh, Tuấn Em tỏ ra vội vàng và dứt điểm thiếu chính xác, khiến trận đấu khép lại với tỷ số hòa 0-0.Hòa 0-0 trong thời gian thi đấu chính thức, CLB Hà Nội và CLB Đồng Tháp phải bước vào loạt sút luân lưu. Đáng chú ý, đây là trận đấu thứ 3 liên tiếp ở Cúp quốc gia diễn ra chiều 12.1, sau trận đấu giữa CLB HAGL gặp CLB Bình Phước và CLB Bà Rịa-Vũng Tàu gặp Ninh Bình phải giải quyết bằng loạt “đấu súng”. Tại đây, cú sốc đã xảy ra khi CLB Đồng Tháp vượt qua CLB Hà Nội 4-3 sau 5 lượt sút.Bất ngờ đánh bại CLB Hà Nội, Đồng Tháp góp mặt ở vòng tứ kết Cúp quốc gia 2024 - 2025. Đối thủ của thầy trò HLV Phan Thanh Bình là CLB SLNA - đội có chiến thắng 1-0 trước CLB Đà Nẵng ngày 11.1.Con gái lên tiếng trước loạt tin đồn tiêu cực về Lý Tiểu Long
Khảo sát chỉ số mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam về trẻ em và phụ nữ năm 2020-2021 chỉ ra rằng hơn 68% trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 đã từng bị kỷ luật bạo lực.
Tiêm kích F-16 của Mỹ liên tiếp rơi ở bán đảo Triều Tiên
Ngày 4.3, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, nhằm khắc phục hậu quả sau sự cố "suối bùn" khi thi công đoạn ngầm dự án đường sắt đô thị thí điểm số 3 (metro), đoạn Nhổn - ga Hà Nội, phía nhà thầu sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật để gia cố nền đất, hạn chế nguy cơ lún, nứt trong thời gian tới.Theo đó, nhà thầu sẽ thực hiện 120 mũi khoan và bơm vữa xi măng áp lực cao vào nền đất ở khu vực ngõ 7 phố Giang Văn Minh (P.Kim Mã, Q.Ba Đình). Biện pháp này nhằm cải tạo nền đất yếu, gia cố độ ổn định của khu vực bị ảnh hưởng do sự cố phun trào chất phụ gia trong quá trình đào ngầm thi công.Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội được khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến hoàn thành toàn tuyến năm 2027. Trong đó, đoạn đi ngầm từ ga Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km. Theo kế hoạch, tổng thời gian từ khi bắt đầu khoan máy TBM đầu tiên cho đến khi kết thúc máy TBM số 2 là 16 tháng.Vào sáng 3.2, MRB cùng với tư vấn và các nhà thầu khởi công khoan hầm bằng máy đào TBM cho đoạn tuyến đi ngầm của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội.Tuy nhiên, đến ngày 20.2, người dân trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh bất ngờ phát hiện "suối bùn" trào lên từ các miệng cống thoát nước gần nhà.Nói về nguyên nhân xảy ra sự cố, MRB cho biết có thể do dưới lòng đất còn tồn tại giếng nước hoặc cống thoát nước cũ đã tạo thành đường đi cho phụ gia khoan hầm ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội trào lên mặt đất.Do xuất hiện một số điểm có độ lún vượt ngưỡng cảnh báo nên đã có thêm 17 hộ dân trong khu vực xảy sự cố "suối bùn" được di dời khẩn cấp vào tối 27.2.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại hiện trường vào sáng 28.2, công trình nhà ở tại địa chỉ số 20 ngõ 7 xuất hiện nhiều vết nứt từ tầng 1 đến tầng 4. Bà Cao Thị Bình (62 tuổi, người giúp việc của gia đình ở số nhà 20) cho biết các vết nứt xuất hiện cách đây khoảng 10 ngày và có dấu hiệu to dần theo thời gian.Đặc biệt, nền tầng 3 bị nứt toác có thể đút vừa cả lòng bàn tay. Riêng nền tầng 2 thì nứt nhẹ, khi đi có cảm giác bên thấp bên cao ở vị trí vết nứt.
Trạm bơm Mỹ Tài nằm trên địa bàn xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định) thuộc dự án tăng trưởng xanh, được đầu tư xây dựng từ tháng 6.2019 đến tháng 10.2020 thì đưa vào sử dụng.Công trình trạm bơm Mỹ Tài do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, đơn vị thiết kế là Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng miền Trung, Công ty TNHH xây dựng Thủy Dương là đơn vị thi công. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 37 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục: đập dâng, bờ kè, trạm bơm điện công suất 900 m³/giờ lấy nước từ sông La Tinh.
Ba đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.